Khương Bùi SEO - www.khuongbui.com

Nhận SEO từ khóa lên tóp google, thiết lập chiến dịch Google Adwords, facebook ads, Digital Marketing cho tổ chức Doanh nghiệp - www.khuongbui.com

Google search làm việc như thế nào?

Google search làm việc như thế nào, bạn có biết chưa?

Bạn đang làm SEO hay chỉ đơn giản thắc mắc về cách mà công cụ tìm kiếm có thể đưa đến bạn kết quả bạn mong muốn. Đọc note này bạn sẽ hiểu phần nào về nguyên lý hoạt động của các thuật toán tìm kiếm giúp bạn có được kết quả tìm kiếm như ý trong thời gian rất ngắn.

Phân tích người dùng

Về cơ bản đầu tiên hệ thống phải hiểu được ý nghĩa “ truy vấn” của người dùng để có thể đưa ra kết quả tương ứng. Chính vì thế để tìm được các trang có thông tin liên quan, bước đầu tiên hệ thống phải phân tích “ từ khóa” trong truy vấn của người dùng có ý nghĩa gì, và từ đó Google xây dựng các kiểu ngôn ngữ để giải mã. Có lẽ bạn không để ý, các lỗi chính tả khi bạn truy vấn vô tình thành “ từ khóa sai” trước đó, thì hiện nay đã được áp dụng nghiên cứu và đưa ra những gợi ý cho từ khóa đúng chính tả.

Ngoài lề: có thể bạn không biết rằng Google đã phát triển hệ thống từ đồng nghĩa giúp cải thiện hơn 30% kết quả tìm kiếm, đã tồn tại được hơn 5 năm. Google đang rất cố gắng để hiểu được thông tin bạn đang tìm kiếm, có phải là truy vấn chính xác, hay là một truy vấn chung chung. Có những từ như “ đánh giá” hay “ hình ảnh” hoặc “ giờ mở cửa” cho thấy một nhu cầu tìm kiếm những thông tin cụ thể.

Kết hợp tìm kiếm của người dùng

Tiếp theo, hệ thống tìm kiếm các trang web có thông tin khớp với truy vấn của người dùng. Khi bạn truy vấn ở mức cơ bản nhất, các thuật toán của Google sẽ dự trên cụm từ tìm kiếm của người dùng trong data được index trước đó để tìm các trang thích hợp. Hệ thống phân tích tần suất và vị trí đặt của từ khóa, trong tiêu đề,trong heading, trong đoạn nội dung để xếp hạng. Kết hợp với từ khóa, các thuật toán tìm kiếm sẽ cố gắng tìm kiếm các nội dung liên quan . Để dễ hiểu khi bạn có một truy vấn bất kì như là “ con chó “, hẳn bạn sẽ không bao giờ muốn vào một trang chỉ có chữ “ con chó “ lặp lại hàng trăm lần ( điều đó rất khó chịu cho người dùng ). Chính vì thế mà Google luôn cố gắng tìm kiếm các trang có chứa các câu trả lời cho truy vấn của bạn mà không phải dựa hoàn toàn vào tuần suất lặp lại của từ khóa được lặp đi lặp lại nhiều lần

Do đó, các thuật toán tìm kiếm phân tích dữ liệu các trang có chứa nội dung liên quan và ưu tiên nó, chẳng hạn như : “ hình ảnh của con chó, video hoặc danh sách các giống chó đẹp “. Chính vì thế viết một nội dung dài và phân tích nó một cách đầy đủ như một chuyên gia sẽ kiếm được điểm ưu tiên từ Google. Cuối cùng Google sẽ kiểm tra xem nội dung trên trang có được viết cùng ngôn ngữ với truy vấn để ưu tiên các trang cùng ngôn ngữ của người dùng. >> Bạn nên xem : Trong SEO nội dung như thế nào là chất lượng?

Xếp hạng trang hữu ích

Đối với một truy vấn điển hình, có hàng ngàn, thậm chí hàng triệu trang web có thông tin có thể có liên quan. Vì vậy để giúp xếp hạng các trang tốt nhất lên trang đầu, Google xây dựng các thuật toán để đánh giá những trang này hữu ích như thế nào. Các thuật toán này dựa trên hàng trăm yếu tố để phân tích và tìm ra những thông tin hữu ích mà trang web có thể cung cấp. Từ độ tươi mới của nội dung, đến số lần các từ khóa xuất hiện trong bài và điều quan trọng là trải nghiệm của người dùng trên trang web đó có tốt hay không. Để đánh giá độ tin cậy về chủ đề đó, Google tìm kiếm các trang web được người dùng phản hồi và đánh giá về chất lượng nội dung. Nếu các trang web nổi tiếng cùng chủ đề liên kết tới trang web đó. Google coi đó là một dấu hiệu tốt cho các thông tin có chất lượng cao. Có rất nhiều website rác cố gắng để xếp hạng lên trang đầu kết quả tìm kiếm bằng các kỹ thuật như lặp đi lặp lại từ khóa quá nhiều lần, hoặc mua các liên kết có PR cao. Các trang web này dường như cung cấp trải nghiệm người dùng rất kém và gây hiểu lầm cho người dùng. Vì vậy Google cố gắng xây dựng các thuật toán để xác định spam và xóa các trang web vi phạm nguyên tắc quản trị web của Google khỏi dữ liệu kết quả tìm kiếm.

Dựa trên bối cảnh

Dựa vào những thông tin từ lịch sử tìm kiếm, vị trí người dùng và cài đặt tìm kiếm, tất cả những dữ liệu đó giúp Google điều chỉnh kết quả sao cho phù hợp và hữu ích nhất cho người dùng trong thời điểm tìm kiếm. Ví dụ đơn giản : nếu người dùng tìm kiếm “ đào tạo seo” hay từ “học seo” nếu vị trí truy vấn của người dùng ở Hà Nội, thì nhiều khả năng người dùng sẽ nhận được những kết quả tương ứng về Hà Nội đầu tiên.

Cài đặt tìm kiếm cũng là một trong những vấn đề liên quan đến bối cảnh để đưa ra kết quả hữu ích, nếu người dùng sử dụng cài đặt ngôn ngữ tìm kiếm hay tìm kiếm an toàn ( giúp các bậc cha mẹ tránh trẻ nhỏ bởi những kết quả khiêu dâm )

Trong một số trường hợp Google cũng có thể cá nhân hóa kết quả bằng cách sử dụng lịch sử tìm kiếm gần đây. Ví dụ : như nếu bạn từng tìm kiếm “ Barcelona vs Arsenal “, sau đó một khoảng thời gian bạn lại tìm kiếm chỉ về “ Barcelona” thì nhiều khả năng dữ liệu trong lịch sử của bạn sẽ đưa bạn đến thông tin về câu lạc bộ “ Barcelona” chứ không phải là thành phố Barcelona.

Trả lại kết quả tốt nhất

Trước khi Google hiển thị các kết quả cho người dùng, Google đánh giá các thông tin của website xếp hạng, Google mong muốn trả lại kết quả tìm kiếm một cách đa dạng và hữu ích. Google luôn cố gắng phát triển hệ thống để xếp hạng các kết quả tốt nhất. Bài này khá khó hiểu nên, nếu có bất kì câu hỏi gì nếu không hiểu vui lòng mọi người comment ở cái box bên dưới nhé, em sẽ giải thích hết ạ.

Nguồn: tienanhplus.com